Buồn tiểu nhưng không đi được là hiện tượng buồn tiểu liên tục, lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu, luôn có cảm giác mắc tiểu liên tục mà không đi tiểu được. Buồn tiểu nhưng không đi được là một dấu hiệu bất thường của đường tiểu cảnh báo bị bệnh lý như viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt hoặc bị chít hẹp niệu đạo.
Người bệnh sẽ luôn trong tình trạng phải đi tiểu nhiều nhưng lại gặp khó khăn trong việc đẩy nước tiểu ra khỏi cơ thể dẫn đến tình trạng khó chịu, bứt rứt.
Muốn quá trình đi tiểu diễn ra thuận lợi thì phải hội tụ đầy đủ các yếu tố:
Sự co bóp đủ mạnh của bàng quang
Các cơ vòng cổ bàng quang giãn nở đủ rộng
Niệu đạo bình thường để dẫn nước tiểu ra ngoài.
Hiện tượng buồn tiểu nhưng không đi được phản ánh một trong những điều kiện nêu trên đang gặp trục trặc.
Hình ảnh buồn tiểu nhưng không đi tiểu được
Cảm giác mắc tiểu liên tục nhưng không đi tiểu được
Buồn tiểu nhưng không đi được là khi bàng quang luôn căng đầy nước tiểu, lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu thường trực. Phải đi tiểu nhiều lần nhưng lại không đi được, tiểu lắt nhắt, nhỏ giọt.
- Thông thường, khi trong bàng quang có khoảng 250 – 800 ml nước thì sẽ kích thích và gây ra tình trạng buồn tiểu.
- Số lần đi tiểu trong ngày dao động từ 5 – 8 lần/ngày và lưu lượng nước tiểu thải ra khoảng 20 ml/s, tổng lượng nước tiểu thải ra ngoài không quá 400 ml/lần.
Hiện tượng luôn có cảm giác mắc tiểu liên tục là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
Bàng quang co bóp không đủ lực
Khi gặp phải những chấn thương ở cột sống, thành bàng quang bị chai sơ khiến các mô đàn hồi ít dần đi làm lực co bóp ở bàng quang rất yếu, không đủ lực để đẩy nước tiểu ra ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến bàng quang co bóp kém chính là căn bệnh viêm bàng quang – căn bệnh viêm nhiễm nam khoa phổ biến do sự tấn công và trú ngụ của các loại vi khuẩn trong bàng quang.
Khi bàng quang bị viêm lâu ngày khiến thành bàng quang bị chai xơ, lực co bóp yếu khiến người bệnh luôn có cảm giác mắc tiểu liên tục nhưng không thể đi tiểu được, dòng nước tiểu nhỏ giọt, ngắt quang, tiểu không ra, đau buốt chạy dọc niệu đạo.
Cổ bàng quang không giãn nở
Hiện tượng này thường xảy ra khi bị mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật do bị chấn thương ở cột sống, các cơ vòng bị xơ do viêm bàng quang mãn tính.
Cơ vòng bị biến dạng bởi u xơ tuyến tiền liệt – căn bệnh hình thành do sự tăng sinh bất thường của các tế bào tuyến tiền liệt làm cho tuyến này to hơn chèn ép mạnh vào bàng quang.
- Gây ra tình trạng luôn có cảm giác mắc tiểu liên tục nhưng không tiểu được, khó chịu, bứt rứt luôn thường trực hoặc có đi tiểu nhiều lần nhưng ít.
Sỏi bàng quang khiến cổ bàng quang bị bịt kín cũng tác động xấu đến quá trình giãn nở. Sỏi bàng quang chính là những mảnh khoáng chất cứng, do tích tụ các tạp chất trong nước tiểu lại và hình thành trong lòng bàng quang.
- Khi viên sỏi có kích thước lớn thì mới thấy có triệu chứng buồn tiểu liên tục và tiểu khó, đau đớn dữ dội ở bụng dưới, xuất hiện máu trong nước tiểu.
Chít hẹp niệu đạo
Hiện tượng chít hẹp niệu đạo bẩm sinh thường hiếm khi xảy ra, chủ yếu xuất hiện do các chấn thương trong quá trình vận động hoặc tiểu phẫu.
Xảy ra thường xuyên là vì viêm niệu đạo xuất phát từ nguyên nhân nhiễm nấm men, khuẩn E.coli khiến cho niêm mạc niệu đạo bị tổn thương lâu ngày.
Lấn chiếm diện tích di chuyển của nước tiểu khiến bàng quang luôn trong tình trạng căng đầy.
Người bệnh bị đi tiểu đêm luôn buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu được, tiểu nhỏ giọt, bụng dưới căng tức khí chịu.
Như vậy có thể khẳng định, các bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, chít hẹp niệu đạo là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng buồn tiểu liên tục.
Cần phải nhanh chóng can thiệp bằng các liệu pháp để chữa trị mới có thể khắc phục được tình trạng khó đi tiểu này.
Nếu chậm trễ trong điều trị có thể gây ra những biến chứng như bí tiểu hoàn toàn, rối loạn chức năng bài tiết, đồng thời tăng số lượng bệnh viêm nhiễm đe dọa sức khỏe sinh sản.