Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Triệu Chứng Viêm Bàng Quang Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Điều Trị

Triệu Chứng Viêm Bàng Quang Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Điều Trị
Điểm trung bình: 7.7 / 10 ( 438 lượt đánh giá )

Viêm bàng quang không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ em cũng gặp phải do hệ miễn dịch còn yếu cho nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào. Bệnh viêm bàng quang ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức về bệnh, chúng tôi xin được chia sẻ những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm bàng quang ở trẻ, từ đó có phương pháp chữa trị thích hợp, an toàn cho con em mình.

Viêm bàng quang ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Biết được các nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ em sẽ giúp cho các mẹ tìm ra phương pháp điều trị và cách phòng ngừa tốt cho trẻ nhỏ.

Triệu chứng viêm bàng quang ở trẻ em

Bệnh viêm bàng quang ở trẻ em

Đối với các em nhỏ, triệu chứng thể hiện ở mỗi giai đoạn, độ tuổi đều khác nhau. là với những trẻ càng nhỏ thì càng khó phát hiện vì chưa có biểu hiện cụ thể.

  • Đối với trẻ dưới 3 tuổi sẽ có biểu hiện như sốt nhẹ kéo dài, nếu để nặng sẽ sốt cao. Những trẻ dưới 3 tuổi còn nhỏ khi bị sẽ hay quấy khóc cùng biểu hiện kèm theo như hệ tiêu hóa bị rối loạn, tiêu chảy, nôn mửa, biếng ăn…
  • Đối với trẻ trên 3 tuổi có triệu chứng là đau bụng dưới, tiểu nhiều, tiểu rắt, đau buốt khi đi tiểu…

Nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ em

Do vệ sinh không sạch sẽ:

Do thói quen vệ sinh không sạch sẽ cho bé hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ khiến cho vi khuẩn từ bên ngoài đi ngược vào bàng quang, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập từ hậu môn qua đường bàng quang.

Do thói quen sinh hoạt hằng ngày:

Hiện nay, bố mẹ thường có thói quen đóng bỉm cho con hoặc mặc quần rách cho con, mặc bỉm làm cho con đi vệ sinh sẽ có nước tiểu kèm phân lẫn vào nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nhập vào đường tiết niệu gây viêm bàng quang.

Do dài hoặc hẹp bao quy đầu:

Với những bé trai bị dài hoặc hẹp bao quy đầu, khi đi tiểu các chất cặn bã, nước tiểu còn sót lại không vệ sinh được sạch sẽ nên làm chỗ trú ngụ cho vi khuẩn phát triển, từ đó vi khuẩn đi ngược dòng qua niệu đạo lên đường tiết niệu gây viêm bàng quang, còn đối với các bé gái, lỗ tiểu gần với hậu môn nên vi khuẩn lại càng dễ dàng xâm nhập vào.

Cách điều trị viêm bàng quang ở trẻ em

Điều trị viêm bàng quang ở trẻ tại nhà

Nên tạo thói quen cho trẻ nhỏ uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để giúp trẻ đi tiểu nhiều, thải độc ra ngoài bằng đường tiểu.

Chườm bụng bằng nước ấm để giải tỏa xung huyết ở bàng quang.

Bổ sung cho trẻ nhỏ bằng việc cho trẻ uống nước ép của quả dâu vì chất trong quả dâu có tác dụng kháng khuẩn.

Không nên vận động mạnh, cho trẻ nghỉ ngơi, khôn chạy nhảy đi lại quá nhiều để điều trị trong thời gian trẻ bị viêm bàng quang, tránh gây tổn thương.

Thêm nấm vào khẩu phần ăn hằng ngày bởi nấm có thể sản sinh ra thành phần giống như một loại thuốc giúp giảm đau.

Giữ chân trẻ luôn được ấm áp bằng cách đi tất, ngâm chân cho trẻ bằng nước ấm với gừng.

Sử dụng thuốc

Một số trường hợp trẻ bị viêm bàng quang do lây nhiễm vi khuẩn từ viêm niệu đạo (dài hoặc hẹp bao quy đầu) phải thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu thì có thể phải sử dụng thêm thuốc chống viêm, chống sưng. Đa số sẽ được dùng kháng sinh liều thấp và thuốc bôi bên ngoài quy đầu.

Trường hợp bị viêm bàng quang do lây nhiễm từ niệu đạo thường là tình trạng nhẹ và chỉ cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tuyệt đối không tự mua thuốc chữa trị cho bé tại nhà, phải cho bé uống theo hướng dẫn của bác sĩ theo phác đồ, đúng giờ.

Phòng ngừa viêm bàng quang ở trẻ nhỏ

Vệ sinh lau chùi đúng cách cho trẻ sau khi trẻ đi vệ sinh. Không lau qua loa, không lau từ sau ra trước.

Thường xuyên hay bỉm, tã lót cho trẻ ngay khi trẻ đã tiểu vào.

Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để thải độc tốt.

Không được để trẻ nhịn tiểu, gây bí tiểu chèn ép bàng quang tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và nhiễm trùng đường tiểu.

Có chế độ cân bằng cho trẻ, phải ăn thật nhiều các loại rau quả, chất xơ giúp hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn.

Trên đây những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm bàng quang ở trẻ em. Hy vọng những chia sẻ của phòng khám Thái Hà trên sẽ giúp các bạn có kiến thức bảo vệ sức khỏe con em mình.

Để KHÔNG MẤT CHI PHÍ cước điện thoại trong thời gian tư vấn:

  • Bạn nên để TÊNSỐ ĐIỆN THOẠI vào KHUNG CHAT, các bác sĩ sẽ gọi điện trực tiếp và TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.
  • Cách nhanh là bạn trao đổi trực tiếp với bác sĩ qua KHUNG CHAT ngay bên dưới để nhận TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY BÂY GIỜ.

close
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám

captcha