Khi nước tiểu có mùi hôi thối khó chịu hay có mùi khai nồng nặc một cách bất thường và kèm theo biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục... thì nam giới cần đến phòng khám nam khoa ngay vì đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nam khoa nguy hiểm trong hệ bài tiết và hệ sinh sản.
Những bất thường xảy ra ở đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo do lậu, do chlamydia hay do dùng các thuốc điều trị tiểu đường, vitamin B, vitamin C…
Ngoài bất thường về mùi nước tiểu, thì những thay đổi ở màu sắc của nước tiểu, số lần tiểu tiện trong ngày, khi đi tiểu có cảm giác đau tức vùng bụng dưới, có bị sốt hay không?... cũng là những vấn đề nam giới cần phải lưu ý.
Tại sao nước tiểu có mùi hôi khó chịu?
Rất nhiều trường hợp nước tiểu có mùi khai nồng nặc hoặc nước tiểu có mùi trứng thối khó chịu nhưng không có bất cứ triệu chứng bất thường khác nào kèm theo. Sự thay đổi mùi nước tiểu trong các trường hợp này có thể chỉ là do các bạn ăn nhiều thực phẩm gây mùi (tỏi, măng tây, hành tây… ), uống quá ít nước, dùng thuốc kháng sinh hoặc vitamin…
Tuy nhiên, nếu như nước tiểu có mùi hôi thối kèm theo các triệu chứng bất thường thì cần hết sức lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:
- Viêm niệu đạo: Đây là 1 trong những loại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu gặp phổ biến. Khi bị bệnh lý này hỏi thăm, ngoài triệu chứng tiểu buốt, tiểu rát, tiểu nhiều, tiểu gấp… nước tiểu của người bệnh có thể có kèm theo mùi hôi (nước tiểu có màu đục) và có kèm theo mủ.
- Viêm bàng quang: Khi bàng quang bị viêm nhiễm, nước tiểu có mùi khai nồng nặc vô cùng khó chịu. Nếu như bị mắc phải loại bệnh lý này, người bệnh còn thấy xuất hiện các triệu chứng khác chẳng hạn như đau tức vùng bụng dưới, thỉnh thoảng tiểu ra máu…
- Viêm thận hoặc bể thận: Đây là loại bệnh lý xảy ra thường là do bị nhiễm trùng ngược dòng. Nếu thận hay bể thận bị viêm nhiễm, cần đi điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt bởi tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây suy giảm chức năng thận từ đó có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng.
- Rò ruột – bàng quang: Khi xuất hiện đường rò giữa ruột và bàng quang, các chất chứa trong ruột sẽ bị pha trộn với các chất chứa trong bàng quang từ đó sẽ khiến nước tiểu có mùi hôi thối.
Việc nên làm khi nước tiểu có mùi hôi thối
Nếu như các bạn đang gặp vấn đề nước tiểu có mùi hôi khó chịu hay có mùi khai nồng nặc bất thường thì cần:
Đi khám xét để tìm ra nguyên nhân gây mùi nước tiểu để từ đó có hướng xử lý kịp thời.
Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về chữa bừa bãi. Nếu chữa không đúng, không những không khỏi được bệnh mà còn có thể khiển tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó cần tăng cường uống nước (2 - 2.5 lít nước mỗi ngày) và cần tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây, hoa quả tươi…
Giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục là những gì các bạn cần làm để hỗ trợ việc điều trị nước tiểu có mùi hôi thối.
Cách xử lý khi nước tiểu có mùi hôi khó chịu
Dù là nước tiểu có mùi trứng thối hay có mùi khai… thì đều có thể chữa khỏi được nếu như xác định được đúng nguyên nhân gây mùi.
- Nếu nước tiểu có mùi hôi chỉ đơn giản là do người bệnh sử dụng những thực phẩm hay loại thuốc gây mùi thì chỉ cần ngưng sử dụng chúng là mùi hôi sẽ biến mất. Hãy tăng cường uống nước, ăn rau củ quả để mùi nước tiểu sớm trở lại bình thường.
- Đối với những trường hợp nước tiểu có mùi hôi thối kèm theo các triệu chứng bất thường thì cần đi đến các địa chỉ y tế chuyên khoa làm xét nghiệm nước tiểu… để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Việc chữa trị bệnh theo hướng nội khoa hay ngoại khoa sẽ phụ thuộc vào loại bệnh nam khoa gây mùi nước tiểu và tình trạng hiện tại của bệnh.