Đi tiểu ra máu ở nam giới là tình trạng đi tiểu có máu đỏ tươi trong nước tiểu. 13 bệnh bị đi tiểu ra máu là các bệnh lý gây nguy hiểm đối với sức khỏe, sẽ ảnh hưởng trực tiếp là gây vô sinh hiếm muộn, suy giảm nhu cầu sinh lý và đe dọa tính mạng (ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt).
Đi tiểu ra máu ở nam giới là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều căn bệnh nam khoa nguy hiểm. Phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh là điều hết sức cần thiết bởi điều này quyết định có khắc phục được tình trạng đi tiểu ra máu hay không?
Để có thể hiểu rõ hơn về triệu chứng bất thường khi tiểu tiện này, các bạn hãy cùng tham khảo thông tin chia sẻ dưới đây từ phòng khám nam khoa.
Đi tiểu ra máu ở nam giới
Đi tiểu ra máu ở nam giới là tình trạng đi tiểu có máu đỏ tươi, nâu hồng trong nước tiểu. Màu nước tiểu cụ thể như thế nào sẽ phụ thuộc vào lượng máu chảy ra và thời gian tồn tại trong nước tiểu…
- Nam giới bị mắc chứng đi tiểu ra máu thường có những triệu chứng khác kèm theo là đi tiểu buốt, tiểu gấp, đau bụng dưới, khó đi tiểu hoặc tiểu rắt.
- Nghiêm trọng là đi tiểu ra máu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể, hoặc có thể là do nam giới tập thể dục quá sức, quan hệ tình dục thô bạo… gây ra những tổn thương ở đường tiết niệu.
- Đối với những trường hợp bị chảy nhiều máu trong nước tiểu có thể dẫn tới tình trạng hình thành các cục máu đông khi đó nam giới phải đối mặt với tình trạng bí tiểu do dòng chảy của nước tiểu bị chặn lại.
- Số ít trường hợp bị tiểu ra máu nhưng màu nước tiểu không thay đổi do lượng máu chảy ra quá ít. Chỉ khi làm các xét nghiệm hoặc soi qua kính hiển vi mới có thế phát hiện có lẫn máu trong nước tiểu.
Đi tiểu ra máu là bệnh gì?
13 bệnh lý gây đi tiểu ra máu ở nam giới thường gặp phải nói đến đầu tiên là:
5 bệnh lý ở đường tiết niệu, bao gồm:
- Viêm bàng quang
- Viêm niệu quản
- Viêm đài bể thận
- Viêm cầu thận
- Viêm niệu đạo.
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra là do các vi khuẩn có hại tấn công từ đó gây tổn thương niêm mạc cho các cơ quan thuộc đường tiết niệu và tiểu ra máu chính là dấu hiện điển hình cảnh báo tình trạng viêm nhiễm tại các bộ phận này.
8 bệnh lý tiếp theo sẽ có biểu hiện đi tiểu ra máu, đó là:
- Viêm tuyến tiền liệt
- Sỏi đường tiết niệu
- Ung thư bàng quang
- Ung thư tuyến tiền liệt
- Ung thư thận
- Phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
- Thận đa u nang
- Chít hẹp hay những bất thường khác ở niệu quản.
13 bệnh lý nguy hiểm trên đây đều có nguy cơ gây ra tình trạng đi tiểu ra máu sau khi quan hệ, chính vì vậy nếu như thấy màu sắc nước tiểu thay đổi bất thường hãy đi khám nam khoa càng sớm càng tốt.
Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?
Đi tiểu ra máu rất nguy hiểm đặc biệt là đối với những trường hợp tiểu ra máu do nguyên nhân bị mắc các bệnh lý.
Dưới đây là 4 tác hại nguy hiểm mà tình trạng đi tiểu ra máu sẽ gây ra cho nam giới:
- Đe dọa đến tính mạng: Đối với những trường hợp bị ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang… nếu không phát hiện và đi chữa trị kịp thời, nam giới rất khó có thể giữ được tính mạng của mình.
- Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn: Các bệnh lý trên, đặc biệt là bệnh lý ở tuyến tiền liệt, thận… nếu không chữa trị từ sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới do chúng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng.
- Suy giảm chức năng sinh lý: Tiểu ra máu thường đi kèm với tiểu buốt và rắt, gây đau rát ở đầu dương vật khiến nam giới không muốn hoặc tránh né chuyện quan hệ tình dục.
- Suy giảm sức khỏe trầm trọng: Do mất máu nhiều và thường xuyên khiến cơ thể ngày càng suy nhược, da xanh, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, khó thở, rụng tóc và hay bị ốm đau do suy giảm khả năng miễn dịch.
Thực hiện cách điều trị đi tiểu ra máu ngay khi phát hiện thấy tình trạng sẽ có thời gian điều trị ngắn và hiệu quả điều tri cao. Vì vậy, để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh lý, nam giới nên đặc biệt chú ý tới những thay đổi bất thường ở đường tiểu.
Đi tiểu ra máu ở nam giới có thể dẫn đến những hậu quả khó lường về sức khỏe sinh sản. Ngay khi thấy có biểu hiện tiểu ra máu, hãy trao đổi về tình trạng mình gặp phải với bác sĩ tại phòng khám Thái Hà để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.